Vừa kiểm soát tốt dịch COVID-19, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
Trước tính chất nguy hiểm của biến chủng mới của dịch Covid-19, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe , đời sống của Nhân dân và tác động tiêu cực đến phát triển khi tế- xã hội của đất nước. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương chủ động bám sát tình hình thực tế, tiếp tục tăng cường các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để vừa kiểm soát tốt dịch COVID-19 vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Nhất là, chủ động điều hành ngân sách nhà nước năm 2021 phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp đã đề ra trong chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ kinh phí hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng, chống dịch của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, kinh phí hoạt động ngoại giao của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính; tăng cường thanh tra, kiểm tra, triển khai các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, nhất là lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thông qua những Nghị quyết quan trọng về kinh tế - xã hội và Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025 với 23 chỉ tiêu và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội, vừa đảm bảo sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHXN, kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Nghị quyết về chủ trương Đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuản nông thôn mới; 60% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặt biệt khó khăn khu vực biên giới, miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân của nông dân tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Ngân sách Trung ương bố trí cho Chương trình là 39.632 tỷ đồng, trong đó 30.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển.
Nghị quyết phê duyệt chủ trương Đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, điều hành, rà soát, bảo đảm không để trùng lặp; bỏ sót nội dung, đối tượng hỗ trợ; có cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo và có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, vốn xã hội hóa cho Chương trình.
Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn khoảng 8,3 triệu tỷ đồng; tổng chi ngân sách nhà nước khoảng 10,26 triệu tỷ đồng; tỷ trọng chi đầu tư phát triển hằng năm đạt 28%; tủ trọng chi thường xuyên binh quân khoảng 62-63% tổng chi NSNN; phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển khoản 29%, giám tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%; tỷ lệ bội chi NSNN giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7%GDP, phấn đấu giảm tỷ lệ này xuống dưới 3,7%GDP.
Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; trong đó tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025 là 2.870.000 tỷ đồng (vốn Ngân sách trung ương là 1.500.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 1.370.000 tỷ đồng); bố trí 100.000 tỷ đồng để thực hiện 03 CTMT quốc gia (giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)./.