Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Hoạt động nghiệp vụ

Liên kết

Chi tiết tin

KBNN tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh “số hóa” trong hoạt động nghiệp vụ

Người đăng: Ban biên tập Ngày đăng: 13:40 | 23/02 Lượt xem: 1291

Năm 2022, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của hệ thống KBNN là Xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 đặt nền móng cho việc hình thành Kho bạc số vào năm 2030. Theo đó, hệ thống KBNN tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới bước đầu thực hiện chuyển đổi số trong một số hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong toàn hệ thống KBNN.

Đẩy mạnh “số hóa”, gia tăng tiện ích hỗ trợ

Ngày 04/6/2021, KBNN đã ban hành “Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin (CNTT) hướng tới Kho bạc số”  theo Quyết định số 2739/QĐ-KBNN. Đây là bản quy hoạch kiến trúc tổng thể có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện đại hóa KBNN nhằm tăng cường hoạt động hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KBNN theo mô hình quản lý, quản trị hiện đại, phục vụ các đơn vị tổ chức, người dân và doanh nghiệp, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và là “nền móng” để hệ thống KBNN tiến nhanh đến Kho bạc số vào năm 2030, như mục tiêu trong định hướng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030 đã đề ra.

Giai đoạn 2021 đến 2025, KBNN tập trung vào dữ liệu số theo hướng đẩy mạnh việc liên kết liên thông dữ liệu với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương; củng cố hoàn thiện dịch vụ của Kho bạc điện tử; cung cấp các dịch vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của KBNN; từng bước chia sẻ dữ liệu mở; đồng thời triển khai các dịch vụ cơ bản về phân tích rủi ro hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành dựa vào dữ liệu. Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin. Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu. Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật:

Giai đoạn 2026 đến 2030, KBNN tiếp tục tập trung liên thông dữ liệu số, đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu mở từ đó cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới; đẩy mạnh việc phân tích rủi ro, phân tích dự báo dựa trên dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo, hướng đến hình thành Kho bạc số đầy đủ. Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin. Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu. Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật...




Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi sang Kho bạc số


Những kết quả bước đầu: 

Từ cuối năm 2021, KBNN đã thực hiện liên thông các ứng dụng nghiệp vụ (Dịch vụ công trực tuyến - Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) - Thanh toán song phương điện tử). Theo ghi nhận, đánh giá kết quả triển khai ban đầu cho thấy, việc liên thông đã mang lại kết quả tốt khi đáp ứng kịp thời và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều địa phương phải áp dụng giãn cách để đảm bảo phòng chống dịch.

Một số tiện ích đem lại cụ thể: nếu như trước đây, với mỗi hồ sơ chứng từ, công chức kế toán của kho bạc phải thực hiện nhập số liệu thủ công từ hệ thống dịch vụ công trực tuyến sang TABMIS thì nay với việc liên thông 3 hệ thống này, kế toán không phải thực hiện các thao tác này nữa; đối với các chứng từ chi thường xuyên của đơn vị giao dịch chuyển đến KBNN trên Dịch vụ công trực tuyến để đi thanh toán song phương với ngân hàng thương mại (NHTM), sau khi giao dịch viên nhận và hoàn thiện các thông tin, kế toán trưởng và lãnh đạo đơn vị kho bạc ký duyệt trên chương trình Dịch vụ công trực tuyến, chứng từ được tự động liên kết sang giao diện Tabmis, thanh toán song phương điện tử và tự động chuyển sang NHTM mà không cần phải có bất kỳ một xử lý thủ công nào như trước đây…

Bên cạnh các lợi ích kể trên giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí hiệu quả, thuận tiện cho các bên liên quan cả người dân, doanh nghiệp và công chức KBNN, một yếu tố quan trọng khác, chương trình liên thông đem lại là, giúp tránh được các sai sót về con số khi nhập số liệu thủ công. Đồng thời bảo đảm cho các công chức kiểm soát chi có điều kiện, thời gian kiểm tra các khoản chi một cách chặt chẽ, đầy đủ, kỹ càng nhất, tránh các rủi ro xảy ra; đồng thời cập nhật, cung cấp kịp thời và chính xác số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN giúp cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời cho các cấp chính quyền và cơ quan tài chính trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách…

Cùng với toàn hệ thống, thời gian qua KBNN Quảng Nam cũng đã nỗ lực rà soát, chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2015, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, áp dụng công nghệ hiện đại vào các quy trình, hoạt động nghiệp vụ KBNN trên địa bàn như: Dịch vụ công trực tuyến,  thanh toán song phương điện tử; thanh toán điện tử với hệ thống ngân hàng, phối hợp thu với ngân hàng; quản lý, kiểm soát chi đầu tư qua KBNN; ứng dụng tra cứu số dư và trạng thái hồ sơ chi điện tử trên thiết bị di động… 

 Hy vong với những mục tiêu quan trọng của KBNN trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 đặt nền móng cho việc hình thành Kho bạc số vào năm 2030. năm 2022 và những năm tiếp theo KBNN Quảng Nam tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, từng bước “số hóa” trong các hoạt động nghiệp vụ, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh nhà theo tinh thần Nghị quyết sô 04-NQ/TU, ngày 12/4/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam./.

Tác giả: Tổng hợp

Nguồn tin: Portal.kbnn.vn

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KBNN QUẢNG NAM

Cơ quan chủ quản: KBNN Quảng Nam
Người chịu trách nhiệm: Giám đốc Trần Phước Tào
Địa chỉ: Số 81 Hùng Vương – Tam kỳ - Quảng Nam
Điện thoại Cổng thông tin điện tử: (0235) 3852213 Fax:(0235)3852218 Email: kbquangnam@vst.gov.vn