Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Hoạt động nghiệp vụ

Liên kết

Chi tiết tin

NÊU CAO Ý THỨC PHÒNG NGỪA ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Người đăng: Admin Ngày đăng: 8:21 | 15/04 Lượt xem: 2727

Quản lý quỹ ngân sách nhà nước là quá trình tác động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến quỹ ngân sách nhà nước, nhằm làm cho quỹ ngân sách nhà nước được hình thành và sử dụng đúng quy định của pháp luật, tránh bỏ sót nguồn thu và tình trạng thất thoát ngân quỹ, bảo đảm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm quỹ ngân sách nhà nước.

Để tiến đến một nền hành chính “Chính phủ Điện tử” hoàn toàn trong tương lai gần; ngày 20 tháng 01 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2020/NĐ-CP Quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, phạm vi: Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thu và hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước,...

 Trong đó, trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước (DVC-KBNN) là trang thông tin điện tử, nơi cung cấp các dịch vụ hành chính công thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước cho các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước trên môi trường mạng. Đến nay, hệ thống DVC-KBNN đã hoàn thành kết nối 100% đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc đối tượng giao dịch qua DVC trực tuyến mức độ 4; tỷ lệ lượng giao dịch chi NSNN qua DVC-KBNN đạt 100%. Điều này đã tạo nên nhiều thuận lợi cho các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN, giao dịch trở nên “minh bạch, nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”. Trong thời gian đến, hệ thống KBNN sẽ sớm hoàn thành nhiều công năng, tiện ích trên hệ thống DVC-KBNN đưa vào sử dụng, tạo sự tiện ích nhất cho các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN, để tiến đến mô hình số hóa Kho bạc: “Kho bạc Điện tử” trong mọi hoạt động KBNN.

Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro, như: Tội phạm công nghệ; quản lý không chặt chẽ công cụ, thiết bị điện tử bảo mật; phân công, phân nhiệm con người tham gia trong quy trình sử dụng DVC không đúng quy định; chưa chấp hành nghiêm quy trình thực hiện giao dịch điện tử;…Trong thực tế nhiều năm qua, đã từng xảy ra các vụ thất thoát tiền và tài sản nhà nước từ các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN, như: Ủy thác, ủy quyền việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số và mật khẩu không đúng quy định pháp luật trong giao dịch điện tử; giao các thiết bị bảo mật điện tử cho cấp dưới thực hiện trong thời gian dài, tạo kẻ hở cho người thực thi nhiệm vụ có điều kiện chiếm dụng, chiếm đoạt vốn, gây thất thoát cho NSNN,… Nhằm ngăn chặn nguy cơ rủi ro trong hoạt động quản lý quỹ NSNN; các tổ chức, đơn vị được giao quản lý và sử dụng vốn NSNN cần quan tâm:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách được giao theo từng chức vụ và vị trí công tác. Quán triệt đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm chuyên môn kế toán NSNN thực hiện đúng chức năng, phạm vi quyền hạn của mình, tuân thủ nghiêm quy trình kế toán, chi ngân sách từ nguồn vốn NSNN.

- Luôn nêu cao ý thức phòng ngừa nguy cơ mất an toàn tiền và tài sản nhà  nước; dự liệu nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, có biện pháp ngăn chặn kẻ hở, không để người thi hành công vụ trong đơn vị có điều kiện thao túng, tự do thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

- Chấp hành nghiêm Luật số 51/2005/QH11 Giao dịch Điện tử ngày 29/11/2005 của Quốc Hội và Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Tăng cường bảo mật mật khẩu, chữ ký số, chứng thư số có chức năng giao dịch, thanh toán qua DVC-KBNN; tuyệt đối không giao mật khẩu, chữ ký số, chứng thư số (hoặc để lộ thông tin) của mình cho người khác, để phê duyệt các khoản chi từ nguồn vốn NSNN.  

- Thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN cần chú trọng, xem xét kỹ lưỡng quy trình đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản hàng tháng với cơ quan KBNN; nếu phát hiện ra tính bất hợp lý, kịp thời liên hệ KBNN nơi giao dịch để xem xét cụ thể. Đồng thời, Chủ tài khoản sử dụng NSNN phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các thông tin đăng ký giao dịch trên hệ thống DVC-KBNN (đặc biệt là thông tin về Email – Nhận thông báo từ hệ thống)

- Thực hiện tải  ứng dụng “Cảnh báo rủi ro” của hệ thống KBNN (mã ký hiệu KBNN) từ cửa hàng Apple Store hoặc CH Play về thiết bị di động thông minh của mình, để nắm bắt tình hình biến động số dư tài khoản của đơn vị mình tại KBNN, trạng thái xử lý giao nhận hồ sơ, chứng từ yêu cầu thanh toán,…

Xây dựng một nền Tài chính Quốc gia “lành mạnh, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả” là sự chung tay, góp sức của toàn dân, của các tổ chức, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Với vai trò được Chính phủ giao quản lý quỹ NSNN, KBNN kêu gọi các cá nhân, tổ chức, đơn vị cùng phối hợp quản lý quỹ NSNN được minh bạch, an toàn và hiệu quả, nhằm tiến đến một nền tài chính số hóa, góp phần đẩy nhanh tiến trình hoàn thành “Chính phủ Điện tử”, lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII vừa diễn ra và kết thúc vang dội./.


Một cảnh giao dịch tại KBNN Nam Trà My

Tác giả: Nguyễn Quốc Tùng

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KBNN QUẢNG NAM

Cơ quan chủ quản: KBNN Quảng Nam
Người chịu trách nhiệm: Giám đốc Trần Phước Tào
Địa chỉ: Số 81 Hùng Vương – Tam kỳ - Quảng Nam
Điện thoại Cổng thông tin điện tử: (0235) 3852213 Fax:(0235)3852218 Email: kbquangnam@vst.gov.vn