Tính đến 31/7/2020, toàn tỉnh đã giải ngân hơn 2.987,6 tỷ đồng, đạt 36,37% kế hoạch. Trong đó các Dự án địa phương quản lý mới giải ngân được 2.871,9 tỷ đồng, đạt 35,96%KH, bao gồm: Vốn NSĐP cân đối (XDCB tập trung và vốn khác) giải ngân 1.311 tỷ đồng, đạt 37,52%; vốn nước ngoài giải ngân 230 tỷ, đạt 15,5%; vốn CTMT Quốc gia giải ngân 191 tỷ đồng, đạt 21,28%; vốn các CTMT theo Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ giải ngân 232 tỷ đồng, đạt 31,61%. Đặc biệt với 2.003 tỉ đồng kế hoạch vốn năm trước chuyển sang cũng chỉ mới giải ngân được 905 tỉ, đạt 45%.
Nguyên nhân tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, theo nhận định chung chủ yếu là do từ đầu năm đến nay, các chủ đầu tư, nhà thầu chủ yếu tập trung thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019, thanh toán khối lượng hoàn thành các công trình đã quyết toán, hoàn ứng năm 2019 trở về trước. Trong khi đó, các dự án mới ở giai đoạn lựa chọn nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công dự toán, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công dự toán hoặc đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp, chưa khởi công nên giá trị khối lượng giải ngân không cao. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc huy động nhân công gặp khó khăn đã ảnh hưởng tới tiến độ thi công một số dự án lớn, trọng điểm của tỉnh; tiến độ giải phóng mặt bằng ở một số dự án chậm đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công... Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc giải ngân chậm còn do một số nguyên nhân chủ quan, nhất là công tác lập và giao kế hoạch chưa sát với thực tế, dẫn đến một số dự án chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư khiến việc giải ngân không thể diễn ra.
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công là một trong 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp vực dậy nền kinh tế trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã triển khai nhiều biện pháp với tinh thần quyết tâm rất cao như: Kiên quyết thu hồi vốn các dự án chậm tiến độ để chuyển cho các dự án cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong năm; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo quyết liệt công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư, nhất là tiến độ thực hiện dự án và công tác giải phóng mặt bằng. Phấn đấu đến 30/9/2020 giải ngân đạt 60% kế hoạch.
Phần mềm khai thác dữ liệu phục vụ cho công tác thông tin, báo cáo của KBNN
Bám sát chỉ đạo của KBNN về triển khai thực hiện các nội dung tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ và Thông báo số 364/TB-BTC ngày 02/6/2020 của Bộ Tài chính. Trong thời gian qua KBNN Quảng Nam cũng đã tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp thuộc phạm vi chức năng của Ngành để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn, như:
- Tăng cường quản lý, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, nâng cao tinh thần, thái độ, năng lực làm việc của công chức, đặc biệt là công chức trực tiếp giao dịch với khách hàng; tuyệt đối không để chậm trễ, tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết. Có biện pháp kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu trong xử lý công việc.
- Chủ động triển khai nhanh, đúng quy định các cơ chế, các đề án, chính sách có liên quan đến KBNN nhằm thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư khôi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về qui định hành chính trong hệ thống KBNN.
- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với việc thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai và tăng cường giao dịch qua Dịch vụ công trực tuyến KBNN; tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch thu, chi NSNN qua KBNN.Tính đến cuối 07/2020, toàn địa bàn tỉnh Quảng Nam có 1.852/1993 đơn vị tham gia DVCTT của KBNN (đạt 93%), trong đó có nhiều địa phương đã đạt 100% đơn vị tham gia DVCTT của KBNN như: Hội An, Phước Sơn, Nam Giang, Nam Trà My, Tây Giang, Phú Ninh. Đặc biệt, với việc tích hợp các Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 của KBNN trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đã góp phần tăng tính minh bạch, cung cấp các thông tin liên quan về TTHC, dữ liệu, cũng như tiến độ giải quyết xử lý hồ sơ trong các lĩnh vực: Kiểm soát, thanh toán chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) qua KBNN; Kiểm soát chi vốn nước ngoài qua KBNN; Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN; Kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp; Thủ tục hạch toán vốn ODA, vốn vay ưu đãi vào ngân sách nhà nước.