* Tình hình nợ tạm ứng quá hạn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến 15/4/2021:
Theo số liệu tại KBNN Quảng Nam tính đến thời điểm 15/4/2021 số dư tạm ứng vốn đầu tư quá hạn 218,610 tỷ đồng bao gồm: vốn từ bộ ngành thuộc trung ương quản lý là 4,552 tỷ đồng ( 03 dự án); nguồn vốn trung ương ( vốn TPCP) giao địa phương quản lý 393 triệu đồng ( 07 dự án); Nguồn vốn ngân sách địa phương ( bao gồm cả cấp tỉnh và cấp huyện ) quản lý là 214,058 tỷ đồng ; trong đó có gồm Ngân sách cấp tỉnh tại cơ quan Kho bạc nhà nước (KBNN) tỉnh 81,796 tỷ (53 dự án); 9 địa phương cấp huyện còn 103 dự án có số tạm ứng vốn đâu tư quá hạn 132,026 tỷ đồng ; Núi Thành 49,569 tỷ ( 43 dự án); Bắc Trà my 2,671 tỷ (07 dự án); Nam Giang 12,995 tỷ ( 01 dự án); Duy xuyên 919 triệu (02 dự án); Nam Trà My 17,4 tỷ ( 2 dự án); Tây Giang 8,458 tỷ (07 dự án); Phú Ninh 1,053 tỷ ( 09 dự án); Thành phố Tam kỳ 31,784 tỷ ( 20 dự án); Nông sơn 5,015 tỷ ( 7 dự án).
Như vây, đối với cấp huyện, Núi Thành là địa phương có số dư tạm ứng quá hạn cao và số lương dự án nhiều nhất, tiếp đến là thành phố Tam kỳ. Riêng đối với các dự án do cơ quan KBNN tỉnh cấp phát, Ban Kinh tế mở Chu Lai là chủ đầu tư có số dư tạm ứng quá hạn là 9,490 tỷ đồng ( 16 dự án); Sở y tế 2850 triệu đồng (20 dự án); Sở giao thông vận tải 14,740 tỷ ( 04 dự án); Ban Quản lý các công trình giao thông 34,911 tỷ đồng ( 03 dự án); Sơ văn hóa thể thao và du lịch 200 triệu đồng ( 02 dự án); Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN&NT 3,884 tỷ ( 01 dự án); Ban Quản lý dự án và Quỹ đất thành phố Hội An 4,367 tỷ ( 01 dự án); Trung tâm phát triển hạ tầng 1,536 tỷ ( 01 dự án); Ban Quản lý dự án công nghiệp 2,874 tỷ ( 01 dự án).
Đi vào phân tích, tìm hiều hồ sơ của dự án cũng như tham khảo ý kiến từ các chủ đầu tư có số dự tạm ứng quá thời hạn chưa thanh toán hoàn ứng hoặc thu hồi nộp trả NSNN nhận thấy: Theo tính chất sử dụng vốn dự án, công trình có số dư tạm ứng quá hạn ở các chủ đầu tư cấp tỉnh, cấp huyện thì nhóm dự án vướng về cơ chế, chính sách đền bù, GPMB, Tái định cư chiếm gần 30% ( 45 dự án); nhóm dự án hết thời hạn thực hiện hợp đồng, không có khối lượng nghiệm thu thanh toán để hoàn trả tạm ứng chiếm 22% ( 35 dự án); dự án có số dư từ 2010 trở về trước chiếm 7% ( 10 dự án); dự án nhà thầu thi công không có khối lượng để hoàn tạm ứng chiếm 17 % ( 30 dự án); và nhóm dự án do nhà thầu giải thể, phá sản không đủ hồ sơ thủ tục để hoàn ứng vốn cho NSNN.
* Giải pháp thu hồi tạm ứng:
+ Đối với chính quyền các cấp:
Một là; Tiếp tục cần có những chế tài đủ mạnh đối với các chủ đầu,ban quản lý có dự án,công trình có số dư tạm ứng kéo dài qua các năm, không thu hồi hoàn ứng. Yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án báo cáo cụ thể nguyên nhân của các công trình, dự án chưa có thủ tục, hồ sơ để hoàn tạm ứng; thực hiện cam kết cụ thể theo các mốc thời gian cũng như biện pháp thực hiện hoàn ứng .
Hai là; Không thực hiện bố trí kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư, ban quản lý có số dư tạm ứng quá hạn kéo dài mà không thu hồi; đồng thời lấy tiêu chí tiến độ giải ngân và tình hình dự nợ tạm ứng quá hạn làm tiêu chí đánh giá, nhận xét thi đua hăng năm.
Ba là; Chỉ đạo các Chủ đầu tư, ban quản lý thực hiện rà soát các dự án, công trình có số dự tạm ứng quá hạn kéo dài khi hợp đồng xây dựng không còn hiệu lực, thời gian thực hiện hợp đồng đã chấm dứt mà nguyên nhân là do nhà thầu đã sử dụng vốn tạm ứng nhưng việc sử dụng không đúng mục đích, chưa có khối lượng để thanh toán hoàn trả tạm ứng báo cáo xin ý kiến các cấp chính quyền chuyển sang cơ quan pháp luật để xử lý. Đặc biệt là nhóm dự án đền bù giải phóng mặt bằng có số dư tạm ứng quá hạn kéo dài do vướng mắc về cơ chế, thủ tục hồ sơ … chưa thể thanh toán thu hồi được thì thực hiện nộp trả về tài khoản tiền gửi chủ đầu tư hoặc nộp hoàn trả cho NSNN theo đúng các quy định.
+ Đối với KBNN, Sở chuyên ngành:
Một là; Định kỳ hằng quý, năm sau khi thực hiện báo cáo quyết toán vốn đầu tư từ NSNN, KBNN Quảng Nam đã rà soát, báo cáo và tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương nhất là việc chỉ đạo các chủ đầu tư nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của việc sử dụng vốn từ NSNN trong đầu tư công.
Hai là; Với trách nhiệm được giao là cơ quan quản lý, kiểm soát, giải ngân các nguồn vốn kịp thời chỉ đạo, phân công công chức làm nhiệm vụ này nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng công trình, dự án bám sát các quy định của Bộ, Ngành, Địa phương cũng như tiến độ giải ngân và tình hình tạm ứng, thu hồi tạm ứng để kịp thời tham mưu các cấp lãnh đạo có các giải pháp cụ thể, kịp thời có văn bản đôn đốc các chủ đầu tư có dự án, công trình có số dư tạm ứng quá hạn. hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh mới số dư tạm ứng quá hạn.
Đối với các dự án có số dư tạm ứng quá hạn vướng về cơ chế đền bù, GPMB nếu quá thời hạn 01 năm đề nghị nộp trả NSNN; nếu quá thời hạn 6 tháng mà vẫn chưa có hướng xử lý thì trích chuyển từ tài khoản tiền gửi chủ đầu tư nộp hoàn trả ngân sách; đối với các dự án đã có khối lượng thực hiện đôn đốc các chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục nghiệm thu thanh toán hoàn ứng; đối với các dự án bị đình hoãn, hợp đồng hết hiệu lực, bão lãnh tạm ứng hết hiệu lực; các nhà thầu đã giải thể, phá sản và liên quan tranh chấp đến Tòa án thì rà soát báo cáo cấp có thẩm quyền tiến hành xử lý theo quy định.
Tăng cường hơn nữa trách nhiệm việc đôn đốc các chủ đầu tư, Ban quản lý rà soát đối với những công trình, dự án đã thi công hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa lập báo cáo trình cấp có thầm quyền phê duyệt; sớm hoàn tất hồ sơ, thủ tục để trình phê duyệt quyết toán vốn dự án đã hoàn thành nhằm tách toán số tạm ứng quá hạn.